Tại ASIAD 19 diễn ra tại Hàng Châu (Trung Quốc) vừa qua,ệtTopchâulụctạiASIADvàcơhộivươntầmquốctếđăng nhập nhà cái 789 bet eSports lần đầu tiên được đưa vào nội dung thi đấu tranh huy chương chính thức, xếp cùng nhóm với các bộ môn thể thao trí tuệ (cờ tướng, cờ vua, cờ vây). Sau hơn 1 tuần tranh tài chính thức ở 6/7 bộ môn thi đấu, eSports Việt Nam đã khép lại hành trình tại ASIAD với Top 4 châu lục – các bộ môn Liên Minh Huyền Thoại, Liên Quân Mobile và Dream Three Kingdom 2; Top 9 châu lục – bộ môn PUBG Mobile (phiên bản ASIAD 19) - trên tổng số 40 quốc gia đăng ký thi đấu nội dung thể thao điện tử. Đây cũng là bộ môn có số lượng vận động viên tham gia ASIAD đông nhất của đoàn thể thao Việt Nam (với 33 thành viên).
Ông Lê Quang Duy (SOFM) – Huấn luyện viên trưởng đội tuyển Liên Minh Huyền Thoại Việt Nam cho biết: "Sau ASIAD, ban huấn luyện đã có những trao đổi chuyên môn kĩ càng để xây dựng lộ trình phát triển đội tuyển quốc gia lâu dài dựa trên những thành viên nòng cốt". HLV Quang Duy cũng thừa nhận các thành viên không có quá nhiều thời gian được tập huấn và sinh hoạt cùng nhau trước thềm thi đấu chính thức, do đó không thể khắc phục hết điểm yếu của từng vận động viên. Đây sẽ là bài học kinh nghiệm quý giá cho toàn đội tuyển khi đặt mục tiêu tiếp theo tại các đấu trường quốc tế.
Còn đối với đội tuyển PUBG Mobile, ông Nguyễn Quang Tuấn, HLV trưởng cũng nhận định: "Tại sân chơi lớn như ASIAD, kỹ năng tốt là chưa đủ. Tinh thần đồng đội và đoàn kết là yếu tố cực kì quan trọng. Chúng tôi đã học được rất nhiều về tư duy chiến thuật và kỹ năng phối hợp đồng đội (team-work) từ các đội tuyển hàng đầu châu lục khi họ thi đấu". Ông cũng chia sẻ mục tiêu tiếp theo của đội tuyển là luyện tập cải thiện chiến thuật, hướng đến Giải Chung kết thế giới PUBG Mobile Global Championship 2023 tổ chức tại Thổ Nhĩ Kỳ và Giải vô địch thể thao điện tử toàn cầu 2023 Global Esports Games 2023 diễn ra vào cuối năm.
Ông Lã Xuân Thắng - Giám đốc Phát hành Trò chơi trực tuyến của VNG cho biết: "Mục tiêu lớn nhất của VNG đối với eSports là góp phần đưa bộ môn này ngày càng tiến gần với thể thao truyền thống, đề cao sự giải trí lành mạnh. Với mục tiêu đó, VNG sẽ tiếp tục phối hợp với các nhà phát triển game nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người chơi, đồng thời đầu tư vào các hệ thống giải đấu, hỗ trợ đội tuyển quốc gia, các CLB thể thao điện tử nhằm chuyên nghiệp hoá đội ngũ VĐV, HLV và các hoạt động phụ trợ; từ đó nâng cao kết quả thi đấu, giành nhiều thành tích trên các đấu trường khu vực, châu lục và thế giới".
Cơ hội nào cho eSports?
Nhìn từ hàng loạt giải đấu gần đây như SEA Games và ASIAD, có thể thấy thể thao điện tử đang dần được công nhận tại rất nhiều quốc gia - trong đó có Việt Nam.
Trong Đặc san về ngành game Việt của Forbes Việt Nam mới đây, ông Vũ Quốc Huy - Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: "10 năm qua, ngành công nghiệp game Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, doanh thu ngành game Việt đã vượt 500 triệu USD và đứng thứ 5 tại Đông Nam Á, hơn một nửa dân số Việt Nam tiếp cận giải trí với sản phẩm game". Ông cũng nhận định ngành game Việt hoàn toàn có thể cạnh tranh ở quy mô toàn cầu và Việt Nam có thể trở thành một cường quốc về game trong tương lai.
Trên thực tế, quan điểm của Nhà nước và xã hội về ngành game trong những năm qua đã có những thay đổi tích cực. Tháng 4.2023, ngày hội Game Việt (Vietnam Gameverse 2023) đầu tiên do Cục Phát thanh Truyền hình - Bộ Thông tin và Truyền thông phát động đã được tổ chức với sự tham gia của hơn 15 ngàn người. Ông Lê Quang Tự Do - Cục trưởng Cục PTTH cũng chia sẻ về kế hoạch 5 năm phát triển ngành game Việt với một loạt các hành động cụ thể như đặt mục tiêu tăng mạnh về số lượng doanh nghiệp game, đẩy mạnh hợp tác với các trường Đại học, đưa vào giáo trình giảng dạy và trở thành môn đào tạo chính thống. Ông cũng kì vọng mỗi năm sẽ có thêm các ngày hội Game lớn, các hội thảo xúc tiến thương mại về ngành game để đưa ra những tác động tích cực mà ngành mang lại cho cộng đồng.
Bên cạnh đó, bộ môn eSports với tính chất là bộ môn xã hội hóa hoàn toàn đã nhận được sự đầu tư rất lớn từ các doanh nghiệp trong ngành. Đại diện Hội thể thao điện tử giải trí Việt Nam VIRESA - Tổng thư ký Đỗ Việt Hùng nhấn mạnh thành công của nền thể thao điện tử Việt Nam có sự đóng góp và phối hợp đồng hành của các nhà phát hành lớn như VNG, Garena,...Tại các giải đấu lớn như ASIAD, các doanh nghiệp game đã phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Thể dục Thể thao (Bộ VH-TT-DL) và VIRESA trong việc tuyển chọn, huấn luyện cho các đội tuyển.
Năm 2022, eSports Việt trên đấu trường quốc tế "sưu tập" nhiều thành tích đáng nể như Vô địch Liên quân Mobile thế giới 2022 (Arena of Valor International Championship - AIC), Huy chương vàng Giải vô địch thể thao điện tử toàn cầu GEG 2022, vô địch FIFA Online 4 tại Giải đấu FIFA2 Continental Cup 2022,...Đây đều là các giải đấu có quy mô rất lớn, do các đơn vị tổ chức uy tín, có lượng người theo dõi lên đến hàng chục triệu người và tổng giải thưởng trị giá hàng trăm ngàn USD. Bên cạnh đó, tại cấp độ khu vực, đoàn thể thao điện tử Việt Nam cũng giành vị trí nhất toàn đoàn, đóng góp vào thành tích chung của nước nhà với 4 HCV và 3 HCB tại SEA Games 31; 1 HCV, 2 HCB và 3 HCĐ tại SEA Games 32,...
Tháng 3.2023, 83 VĐV thể thao điện tử đã được phong cấp Kiện tướng nhờ thành tích xuất sắc tại các kỳ đại hội thể thao và giải đấu quốc tế theo tiêu chuẩn ban hành kèm Thông tư số 06/2021/TT-BVHTTDL ngày 22.7.2021 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Với những thay đổi tích cực nêu trên, nền thể thao điện tử Việt Nam nói riêng và ngành game Việt nói chung hoàn toàn có thể kì vọng vào sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới, như Bloombergđã nhận định vào tháng 8.2023: Việt Nam sẽ là cường quốc về game.