PHÁO ĐÀI NÚM VÚ
TS Lê Tiến Công,ĐitìmcổthànhLạlùngđịadanhmũgiá xe ford ranger Giám đốc Nhà trưng bày Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng), khi phân tích Châu bản triều Nguyễn đã đưa ra nhận định, trong giai đoạn đầu đánh Pháp - Tây Ban Nha, khu vực nam Hải Vân rất đặc biệt. Trước tiên, tại đây có các căn cứ phòng thủ quan trọng dưới triều Nguyễn, cũng có con đường quan lộ giữ vai trò quan trọng trong giao thông giữa kinh đô với Đà Nẵng. Một thực tế là khi Đà Nẵng hữu sự, việc phát huy giá trị phòng thủ lại không phải từ các "điểm nhấn" phòng thủ, mà trái lại những cứ điểm phía nam Hải Vân, từ Cu Đê đến Hải Vân quan mới được nhắc đến nhiều. Một phần đây cũng là nơi điểm cao, là lá chắn tự nhiên, là điểm quan sát thế trận nên buộc triều Nguyễn phải cố sức phòng thủ. Trong đó, pháo đài Định Hải trên một ngọn núi cao nhô ra vịnh Nam Chơn bị đánh phá rất ác liệt.
Nhiều tài liệu cho biết, trước thế kỷ 19, Hòn Hành nằm bên bờ vịnh Nam Chơn có tên là núi Thông, tục gọi Hòn Hành. Năm 1823, vua Minh Mạng triều Nguyễn đổi tên núi Thông thành núi Định Hải, xây pháo đài bằng đá ở đó, gọi là pháo đài Định Hải. Ngày 18.11.1859, liên quân Pháp - Tây Ban Nha quyết định mở cuộc tấn công pháo đài Định Hải nằm trên Hòn Hành và đồn Chơn Sảng hòng đánh chiếm Hải Vân quan để chặn đường liên lạc giữa Đà Nẵng với kinh đô Huế. Từ 6 giờ sáng, hạm đội 8 chiếc gồm: 2 pháo hạm Avalanche và Alarme, soái hạm Némésis, tàu Tây Ban Nha Jorgo-Juan, chiến hạm hơi nước Phlégéton, 2 tàu lai dắt Prégent và Norzagarai, tàu vận tải Marne chia làm 3 cánh rời vụng tàu dưới chân bán đảo Sơn Trà tiến về phía tây bắc vịnh Đà Nẵng để nổ súng.
Những quả đạn trái phá từ các tàu giặc làm tan nát pháo đài Định Hải; quân triều đình phải rời bỏ pháo đài. Sau khi liên quân đổ bộ vào bờ, cánh quân Tây Ban Nha bắt sống 3 lính triều đình, chiếm được 5 khẩu đại bác cỡ nòng 24 cm bằng sắt đã hơi hoen rỉ tại pháo đài Định Hải.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Trung Tiến cho biết, trong quá trình chiến tranh, quân Pháp gọi pháo đài Định Hải là "fort du Mamelon" (pháo đài Núm vú). Còn lính Tây Ban Nha lại không dùng tên pháo đài Núm vú do người Pháp gọi mà lấy tên nữ hoàng đương triều của mình là Isabelle đệ nhị, tức Isabelle II nếu viết theo tiếng Pháp, để đặt tên pháo đài. Tên pháo đài Isabelle II được đưa lên bản đồ quân sự từ thời điểm này.
"Vị trí chính xác của pháo đài này có trên bản đồ quân sự triều Tự Đức bị Pháp tịch thu, được chúng tôi đánh số 17 trên bản đồ trích đoạn", ông Tiến thông tin.
CẦN TỔ CHỨC MỘT CUỘC TÌM KIẾM
Trong quá trình tìm hiểu thông tin về pháo đài đã mất dấu này, chúng tôi được biết, do vẫn bế tắc vì luôn thất bại trong nỗ lực đánh chiếm đường đèo Hải Vân nên vào 7 giờ sáng 29.2.1860, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ mìn giật sập pháo đài Định Hải (cùng với đồn Chơn Sảng và dịch trạm Nam Chơn) rồi rút về ở chân núi Sơn Trà, chuẩn bị di tản toàn bộ khỏi Đà Nẵng (vào ngày 23.3.1860). Với cái kết tan hoang như vậy, pháo đài Định Hải đã trở thành phế tích ngay từ khi cuộc chiến chống thực dân Pháp vừa mới bùng nổ. Dù vậy, căn cứ vào trích đoạn bản đồ vị trí các công trình phòng thủ vành đai vịnh Đà Nẵng trên bản đồ triều Tự Đức bị quân Pháp tịch thu tại lỵ sở quân thứ Quảng Nam ngày 15.9.1859, pháo đài Định Hải được vẽ và định vị khá rõ. Pháo đài được vẽ với hình tròn nằm trên Hòn Hành và sát mép biển.
Đáng chú ý, nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Trung Tiến đã sưu tầm được 2 hình ảnh giá trị về pháo đài Định Hải trong những thời khắc quan trọng nhất của cuộc chiến. Đó là trích đoạn hình ảnh pháo đài Định Hải bị liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công ngày 18.11.1859 (nguồn: L'Illustration,journal universel, 21.1.1860, Paris, p.41) và trích đoạn hình ảnh pháo đài Định Hải bị liên quân đặt thuốc nổ phá sập sáng 29.2.1860 trước khi rút quân (nguồn: Le Monde illustré, 19.5.1860, Paris, p.333). Từ những hình ảnh này cho thấy, pháo đài Định Hải nằm trên một mặt bằng của Hòn Hành. Nếu đứng gần sát chân hòn đảo này vẫn có thể thấy được quy mô pháo đài cũng như các cơ sở bên trong.
Ngày nay, đi dọc QL1, khi qua đèo nam Hải Vân khoảng lưng chừng, người dân và du khách có thể nhìn thấy mũi Isabelle II là một khốvi núi nằm nhô ra phía biển, tạo thành vùng vịnh Nam Chơn. Theo thời gian, mũi Isabelle II đã bị cây cối che khuất và phải mất cả ngày cuốc bộ mới có thể tiếp cận.
Vào tháng 8 vừa qua, khảo sát nền móng công trình phòng thủ quân sự triều Nguyễn tại núi rừng nam Hải Vân, UBND P.Hòa Hiệp Bắc (Q.Liên Chiểu) cho biết pháo đài Định Hải vẫn "còn lại mặt bằng trên đỉnh Hòn Hành".
Nhà nghiên cứu Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử TP.Đà Nẵng, nhận định sau khi tiến hành xâm lược VN qua cửa biển Đà Nẵng năm Mậu Ngọ 1858, người Pháp để lại trên mảnh đất này rất nhiều bằng chứng về sự hiện diện không mong đợi của mình, bao gồm nghĩa địa Pháp - Tây Ban Nha bên bán đảo Sơn Trà. Riêng người Tây Ban Nha thì còn lưu lại một địa danh mang tên nữ hoàng nước này là mũi Isabelle II.
"Pháo đài Định Hải là một trong những căn cứ phòng thủ cửa Hàn hết sức quan trọng và do vậy đã trở thành mục tiêu tấn công hàng đầu của quân xâm lược, đang là một "địa chỉ đỏ thất truyền". Cho nên, cần tiếp tục tìm kiếm, có thể bằng các phong trào của học sinh, sinh viên mà cũng có thể bằng hoạt động khảo cổ học mang tính chuyên nghiệp", ông Tiếng nói.(còn tiếp)